Chống lại biến đổi khí hậu Phá_rừng_và_biến_đổi_khí_hậu

Tái trồng rừng

Tái trồng rừng là việc bổ sung tự nhiên hoặc có chủ ý các vùng rừng đã tồn tại mà bị cạn kiệt, thường thông qua việc phá rừng. Đó là việc tái lập độ che phủ rừng hoặc là tự nhiên hay nhân tạo.[4] Tương tự như những phương pháp khác của việc trồng rừng, tái trồng rừng có thể rất có hiệu quả vì một cây duy nhất có thể hấp thụ nhiều nhất 48 pao (khoảng 21 kg) carbon dioxide mỗi năm và có thể loại bỏ 1 tấn carbon dioxide khi nó đạt 40 tuổi.[5]

Trồng rừng

Trồng rừng là việc trồng một khu rừng hoặc một nhóm cây tại một khu vực mà trước kia không có rừng.[4]

Trung Quốc

Mặc dù Trung Quốc đã đặt mục tiêu chính thức cho việc tái trồng rừng, nhưng những mục tiêu này được thiết lập với tầm nhìn 80 năm và được đáp ứng đáng kể tới năm 2008. Trung Quốc đang cố gắng để sửa chữa các vấn đề này với các dự án như "Vạn lý trường thành xanh", nhằm mục đích trồng lại rừng và ngăn chặn sự mở rộng của sa mạc Gobi. Một đạo luật được ban hành vào năm 1981, yêu cầu mọi học sinh hơn 11 tuổi phải trồng ít nhất một cây mỗi năm. Nhưng tỷ lệ thành công trung bình, đặc biệt là trong việc trồng cây được tài trợ bởi chính quyền, vẫn còn tương đối thấp. Và ngay cả những cây được trồng đúng cách cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sống sót qua các tác động kết hợp của hạn hán kéo dài, sâu bệnh và cháy. Dù sao, Trung Quốc hiện đã có tỷ lệ trồng rừng cao nhất trong bất kỳ quốc gia hoặc vùng trên thế giới, với 4.77 triệu ha (47,000 km vuông) rừng trông trong năm 2008.[6]

Nhật Bản

Mục tiêu chính của dự án trồng rừng tại Nhật Bản là để phát triển cấu trúc rừng của quốc gia và để duy trì sự đa dạng sinh học tìm thấy tại vùng hoang dã Nhật Bản. Rừng mưa ôn đới nằm rải rác khắp quần đảo Nhật Bản và là nhà của nhiều loài đặc hữu không tự nhiên tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Khi việc phát triển đất nước tạo ra một sự giảm trong độ bao phủ rừng, việc suy giảm đa dạng sinh học đã được phát hiện ở những khu vực đó.[7]

Nông lâm nghiệp

Nông lâm nghiệp là một hệ thống quản lý sử dụng đất trong đó cây hoặc cây bụi được trồng xung quanh hoặc xen lẫn với hoa mầu hoặc vùng đồng cỏ. Nó kết hợp kỹ thuật nông nghiệp và lâm nghiệp để tạo ra những hệ thống sử dụng đất đa dạng hơn, hiệu quả hơn, lợi nhuận hơn, khỏe mạnh hơn và bền vững hơn.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phá_rừng_và_biến_đổi_khí_hậu http://www.amazonfund.gov.br/FundoAmazonia/export/... http://www.amazonfund.gov.br/FundoAmazonia/fam/sit... http://www.enn.com/wildlife/article/23391 http://www.nature.com/ngeo/journal/v2/n11/fll/ngeo... http://news.xinhuanet.com/english/2009-01/09/conte... http://www.ncsu.edu/project/treesofstrength/treefa... http://arborday.org/generalinfo/about.cfm http://dictionaryofforestry.org/dict/term/reforest... http://www.plant-for-the-planet-billiontreecampaig... http://www.unep.org/newscentre/default.aspx?Docume...